(https://mtv.vn) Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiều thứ, nhất là cách mà chúng ta đang đối xử với thiên nhiên. Canh tác nông nghiệp hiện nay cũng thay đổi rất nhiều so với các thế hệ trước. Việc ứng dụng công nghệ, tự động hoá, thậm chí cả trí thông minh nhân tạo vào nông nghiệp đã và đang khiến cho ngành nông nghiệp thay đổi to lớn.
Tuy nhiên, việc triển khai nông nghiệp thông minh cần quan tâm đến với bối cảnh biến đổi khí hậu đang là vấn đề lớn của con người nói chung và các nhà bảo vệ môi trường nói riêng.
Do đó, mới đây tại Eden farm – Công ty Nông trang Eden ở thành phố Thủ Đức, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nguồn nhân lực ASEAN – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐGQG TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Nông nghiệp thông minh trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
Buổi Tọa đàm với sự tham dự của gần 50 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước ở TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre, các cơ quan ngoại giao, Hiệp hội các doanh nghiệp ASEAN, các Hội chính trị – xã hội – nghề nghiệp, Câu lạc bộ Tam nông TP Hồ Chí Minh, các trường đại học, các nhà khoa học, các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm, nông nghiệp…
Về phía khách mời quốc tế có ông Agustaviano Sofjan -Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Indonesia; bà Wong Chia Chiann – Tổng Lãnh sự Liên bang Malaysia; ông Trần Giang –đại diện Trung tâm doanh nghiệp Thái Lan trực thuộc Tổng lãnh sự Vương quốc Thái Lan; Bà Maria Christina Medina Dela Cruz – Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Philippines tại Việt Nam; GS. Chung Hoàng Chương – Nguyên trưởng khoa Á Mỹ học – ĐH San Francisco, CTV của TT CAHRRT; Ths. Patrick Campell –Trường ĐH Bristol (Anh Quốc).
Về phía lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, liên hiệp, hiệp hội trong nước có ông Lê Xuân Viên- Phó trưởng ban Đô thị HĐND TP Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Minh Nhựt –nguyên Phó trưởng Ban Đô thị – HĐND TP Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2016 – 2021) hiện đang là Phó trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Hồ Chí Minh; ông Châu Hữu Trị- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre; TS. Đỗ Việt Hà – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Chí Minh; Ông Trương Minh Nhựt- Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bến Tre; ông Lê Văn Cửa – Phó Trưởng Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh; PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP Hồ Chí Minh; Ths. Mai Thị Kim Khánh – Phó trưởng phòng Đối ngoại – QLKH, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG – TP Hồ Chí Minh, ông Đặng Bảo Quốc – Trưởng Đại diện phía Nam Hội Môi trường xây dựng Việt Nam; Bà Cồ Phi Hường – UV BCH Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP Hồ Chí Minh,…
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng không chỉ trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người mà còn mang lại những giá trị kinh tế và xã hội khác như phát triển du lịch, tạo không gian xanh cho đô thị, góp phần cải thiện sức khỏe.
Nhưng dưới tác động của biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đã và được dự báo là ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần có những chiến lược thích ứng, trong đó áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những giải pháp có tính khả thi cao.
Chính vì vậy, tọa đàm được tổ chức nhằm tạo không gian chia sẻ, trao đổi về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao quốc tếcùng chính sách, hành lang pháp lý, định hướng và những thuận lợi và khó khăn ở Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng.
Trong phát biểu khai mạc, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân phát biểu: “Với Chủ đề ASEAN 2022: “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức”, tổ chức tọa đàm này như một minh chứng thể hiện trách nhiệm và cam kết của Việt Nam trong mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN mà TP Hồ Chí Minh là một trong ba thành phố ở Việt Nam tham gia mạng lưới từ năm 2018”.
TS. Đỗ Việt Hà – Nguyên phó trưởng Ban phụ trách, Ban Quản lý Nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh nay là Chủ tịch HUFO trình bày tham luận “Hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực trạng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam, Luật và chính sách. Nội dung Giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được các nhà khoa học, doanh nghiệp quan tâm.
Chia sẻ về mô hình đô thị xanh trên thế giới, GS. Chung Hoàng Chương đã giới thiệu về mô hình San Francisco, Seoul, Singapore, St Marie de la Mer và những khía cạnh cảnh quan, không gian, rào cảntrong xây dựng đô thị xanh Sài Gòn.
Bên cạnh những thuận lợi như đường lối chủ trương của Nhà nước, sự đầu tư cho khoa học công nghệ, sự chủ động của các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, …quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện nay ở TP Hồ Chí Minh nói riêng, các địa phương ở Việt Nam cũng đang gặp không ít những khó khăn về vốn, về giống, về thị trường, giá thành và nhân lực, trong đó có cả chính sách.
Giám đốc Eden farm, ông Nguyễn Văn Đức cho biết, dù có nhiều chương trình hỗ trợ kết nối đưa nông sản vào siêu thị nhưng rất khó khăn để đưa được sản phẩm vào chuỗi siêu thị tại TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, cần có sự quyết tâm, đồng lòng và liên kết giữa Nhà Nước, Nhà Nông, Nhà Khoa Học, Nhà Doanh Nghiệp thì mới có thể phát triển bởi “Khi cùng nhau, không gì là không thể”.
Buổi tọa đàm cũng nhận được nhiều ý kiến giải đáp về chính sách của nhà nước và kinh nghiệm của các tỉnh. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, ông Châu Hữu Trị chia sẻ về quá trình định hướng và thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao của Bến Tre, trong đó, để nhà nông hưởng ứng chính sách và cùng thực hiện mô hình thì cần để nông dân trực tiếp tham quan, được hướng dẫn thực tế cụ thể quy trình chứ không chỉ là lý thuyết và cho các nông hộ thấy được kết quả và lợi ích của mô hình.
Bà Wong Chia Chian – Tổng lãnh sự Malaysia chia sẻ: Các nước ASEAN không cạnh tranh mà cùng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác. Bà rất ấn tượng với những sản phẩm nông nghiệp sạch của Việt Nam mà Malaysia không có như Astiso ở Lâm Đồng, Đà Lạt.
Những sản phẩm như dưa lưới, trà, Astiso,… đều có thể đăng ký giấy chứng nhận Halah – đây là cơ hội rất lớn cho nông sản Việt Nam có mặt ở thị trường Trung Đông, Malaysia, Indonesia, Brrunei, Thái Lan,…
Cũng trong chương trình tọa đàm, khách mời được tham quan trải nghiệm trang trại dưa lưới của Eden Farm. Qua đây, khách mời có dịp tìm hiểu về cơ sở vật chất, giống, quy trình trồng và kiểm soát của Eden Farm trong quá trình sản xuất và cung cấp những quả dưa lưới tươi sạch, an toàn cho thị trường.